top of page

Dạy thêm là dịch vụ kinh doanh có điều kiện có giảm học thêm?

Để không còn dạy thêm, học thêm tràn lan như hiện nay, các nhà hoạch định chính sách cần thâm nhập thực tế; tìm ra giải pháp phù hợp thực tế…

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch – Đầu tư về việc đưa “dịch vụ dạy thêm, học thêm văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông” vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện[1].

Ở một góc nhìn khác, vấn nạn dạy thêm, học thêm được các nhà quản lý giáo dục đánh giá sẽ tồn tại, phát triển, kể cả sau khi triển khai chương trình mới!

Vấn nạn dạy thêm, học thêm đã và đang làm xáo trộn đạo đức xã hội, những chuẩn mực đạo đức thiêng liêng đã bị thị trường hóa, tiền tệ hóa.

Dạy thêm, học thêm không trong sáng thực sự đã ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Dạy thêm, học thêm cần đưa vào quản lý trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện là điều cần thiết.

Học sinh chỉ học trên lớp có được không? (Ảnh minh họa: VTV)

Dạy thêm, học thêm là dịch vụ kinh doanh có điều kiện có giảm áp lực học thêm?

Phải nói thật, dạy thêm, học thêm là dịch vụ kinh doanh có điều kiện không giảm áp lực học thêm. Tại sao vậy?

Thu nhập có được từ dạy thêm không trong sáng có thể nói là siêu lợi nhuận; nếu nhìn vào cuộc sống của những giáo viên dạy thêm được trong trường học với giáo viên không dạy thêm được là một trời một vực; nếu so sánh trong cộng đồng dân cư cũng tương tự.

Vì vậy, khi hợp thức hóa dạy thêm là dịch vụ kinh doanh, những giáo viên dạy thêm không trong sáng sẽ tìm mọi cách để đưa “thượng đế” đến với mình.

Muôn hình, vạn trạng cách chiêu mộ khách hàng sẽ được đưa ra, những chiêu thức đó khó mà quy kết giáo viên vi phạm luật pháp; vì những chiêu thức chỉ là ánh mắt, giọng nói, ngữ điệu, âm điệu… ngôn ngữ cơ thể, phần lớn là vô hình, phi vật chất sẽ buộc các thượng đế đi học thêm!

Comments


bottom of page