top of page

Hướng dẫn cách đàn vọng cổ trên đàn organ

Updated: Nov 16, 2020

Vọng cổ là một thể loại âm nhạc khá quen thuộc với người dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ, với dòng nhạc nhẹ nhàng, da diết nhưng lại khá dễ nghe, những bản nhạc vọng cổ được xem là nguồn động lực giúp người dân nơi này yên tâm làm ăn và xây dựng tương lai.

hướng dẫn đệm hát vọng cổ bằng đàn organ

Thông thường nhạc vọng cổ thường gắn liền với những nhạc cụ dân tộc, nhưng bài viết này sẽ chia sẻ cho những người yêu nhạc cách đàn vọng cổ trên chính cây đàn organ – một cây đàn hiện đại và được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

  1. Vọng cổ hiện đại gồm có 6 câu, trước khi bắt đầu 1 bài vọng cổ sẽ là những câu thơ. Loại âm nhạc này nam ca đơn ca có 2 dây, gồm dây hòa nhất tương đương với giọng Son và dây hòa nhì tương đương với giọng La, nữ ca thì giọng Rê hoặc ai ca cao hơn nữa là giọng Mi

  2. Hãy bắt đầu đàn bằng giọng la cho bài hát 

  3. Sử dụng pha thăng để kết thúc câu 1

  4. Ví dụ: La lá là la, mí đô lá pha mê ri đồ. Mì lá son mì la đố mí, rê đô mì lá rề đồ la. Đố si đố son la sòn, la mì đô son la là lá pha mi. Lá pha lá pha mi rê đô là, là đô rê mi lá pha mi. 

  5. Khi kết thúc câu 1, những người nhạc công và nhạc sỹ sẽ thể hiện những tài năng của bản thân và giúp người hát nhạc vọng cổ thường sẽ nghỉ lấy hơi để vào câu 2.

  6. Khác với chơi đàn trong tân nhạc, chơi đàn vọng cổ, người chơi có thể sáng tạo ra các nốt nhạc theo ý mình nhưng vẫn phải đảm bảo sự phù hợp. Đặc biệt là chữ dứt cuối cùng thì tuyệt đối không thể thay đổi được, chúng ta chỉ có thể thay đổi ở lòng câu theo mong muốn của mình.

  7. Chia sẻ này chỉ giúp những người thích chơi vọng cổ trên đàn organ có được những định hướng cụ thể, còn việc đánh hay hoặc dở thì phụ thuộc vào sự tiếp thu và cách học hỏi của mỗi người.

Về nhịp điệu của vọng cổ khá khó, vì vậy nếu quyết tâm theo đuổi âm nhạc vọng cổ thì bạn cần phải có sự kiên trì và bền bĩ trong quá trình tập luyện. Chúc các bạn thành công.


32 views0 comments
bottom of page