top of page

Kỹ thuật chơi guitar căn bản cho người mới bắt đầu

Updated: Nov 16, 2020

Kỹ thuật chơi guitar căn bản cho người mới bắt đầu

Sắm một cây đàn, tìm hiểu về kỹ thuật chơi đàn guitar căn bản cho người mới bắt đầu và……. Có-Quá-Nhiều-Thứ-Trên-Internet, chúng làm bạn cảm thấy bối rối, không biết nên bắt đầu từ đâu.

Thực tế thì việc tự học chơi guitar không suôn sẻ và thẳng tắp đến thế. Bạn sẽ thấy là bạn cần phải tiếp thu những kĩ thuật cơ bản được nói đến trong những trang tới sao cho những kỹ thuật đó như trở thành thói quen của mình. Quá trình này cần thời gian và lòng kiên nhấn. Nhưng khi bạn choãi tay để đạt được những thế bâm khó khăn và nếm trải sự khó chịu ở đầu ngón tay cũng như những cơ bắp căng lên mệt mọi, bạn sẽ dần dần cảm thấy tự tin hơn là những cố gắng bây giờ của bạn đang dẫn bạn đến với những đích đến mà bạn hằng mơ ước.

Dưới đây là những kỹ thuật chơi đàn guitar căn bản cho người mới mà Việt Thương sưu tầm được. Hi vọng sẽ giúp được cho các bạn.

Điều quan trọng nhất mà Việt Thương muốn nhắn bạn là hãy kiên trì. Có thể có một vài người có năng khiếu có thể sẽ đi nhanh hơn, nhưng đó không phải là số đông. Rất nhiều người cũng như bạn, và họ đã chơi rất tốt nhờ vào sự chăm chỉ, bền chí.

Nào bây giờ hãy cùng chúng tôi học qua các bài học nhập môn cho người mới bắt đầu.

Bài 1 – Lên dây

Mang đàn về đến nhà vả mở ra, giờ đây chắc bạn đang rất nóng lòng muốn chơi nó. Nhưng gượm nào, có vài việc cần làm trước đã: lên dây đàn. Đây là quá trình điều chỉnh tiếng dây bằng những dụng cụ đáng tin cậy, có thể là piano, organ, còi chỉnh dây hay là một dụng cụ lên dây điện tử.

Bất cứ loại nào bạn chọn, hãy chuẩn bị nó sẵn sàng khi bạn bắt đầu lên dây (Tư thế ngồi sẽ được nhắc đến trong bài sau). Nếu là 1 cây EG, cắm dây vào ampli trước khi mở công tắc điện để tránh tạo ra những âm thanh mạnh cỏ thể làm hỏng loa. Chỉnh âm lượng chung của loa về khoảng “trung bình thấp”, chỉnh âm lượng đàn lên khoảng 75% và chọn bridge pickup để tiếng đàn sáng hơn, dễ dàng để lên dây.

Cây đàn guitar có 6 dây: dây mỏng nhất phát ra tiếng cao nhất, là dây số 1. Tiếp theo là dây số 2 và cứ thế. Mỗi dây phát ra âm thanh là một nốt nhạc được ký hiệu bằng 1 chữ cái trong bảng chữ cái. Sau đây là 1 danh sách những dây cơ bản


lên dây đàn guitar
chỉnh dây đàn guitar

Hoặc chỉnh dây điện tử

chỉnh dây đàn guitar

Bài 2 – Các bước chuẩn bị

Nào, bây giờ thì dây đã lên, ta dành ít phút để sắp xếp và tìm tư thế thoải mái nhất để chơi nhé. Tìm một vĩ trí rộng rãi, thoáng, chú ý những đồ vật, góc nhọc có thể bấn ngờ làm “hỏng nước sơn” cây guitar mới mua yêu quý của bạn. Khung cảnh lý tưởng là một nơi chỉ có độc mỗi 1 cái ghế có tựa êm và chắc, không tay vịn, một giá để đàn.

Khi ngồi xuống chơi đàn, cây đàn nên được đặt cân bằng và chắc chắn trên đùi, cần đàn

hơi hướng lên trên. Tay trái phải có thể thoải mái di chuyển lên xuống dọc cần đàn mà không gặp trở ngại. Đừng để xảy ra trường hợp phải “giữ chặt” đàn mới chịu nằm yên. Những ngón tay phải nên đặt song song với dây đàn: cố gắng đừng tì tay xuống con ngựa vì sẽ làm tịt tiếng và hạn chế góc gảy của móng gẩy hay ngón tay, làm hỏng giai điệu. Cố gắng kiềm chề ý thích đứng lên gẩy đàn, ít nhất là ở thời gian này. Có thể trông “sành điệu” đấy, nhưng nó sẽ phát sinh thêm nhiều điều rắc rối hạn chế sự tiến bộ của bạn.

Hình trên là kiểu ngồi chơi guitar cổ điển. Cái đệm chân nhằm mục đích giữ cho nhạc cụ được thoải mái nhưng vững chắn và cân bằng nhất. Tuy nhiên, với các thể loại guitar khác, người chơi thường ưa chuộng những thế ngồi thoải mái hơn như các hình bên dưới.

Móng tay và đầu ngón tay

Cuối cùng, kiểm tra tình trạng móng tay của tay trái xem nào. Chúng phải càng ngắn càng tốt. Móng tay dài sẽ làm bạn rất khó bấm nốt và làm…trầy cần đàn. Ngay cả Dolly Parton quyến rũ và duyên dáng là thế (guitarist nữ) vẫn phải cắt móng tay khi biểu diễn nghiêm túc: tiếc thật đấy, nhưng lại cần thiết, sự hy sinh mà người chơi đàn nào cũng phải chấp nhận .

Cũng nên tốt nhất là khuyến cáo bạn trước về sự đau đớn, bỏng rát mà đầu ngón tay trái của bạn sẽ gặp phải khi bấm nốt và hợp âm. Tuy nhiễn, cũng nên cảm ơn các cây guitar hiện đại về tính chất “thấp dây” hơn của nó, không còn nghiêm trọng như trước đây nữa. Một may mắn nữa là sau vài tuần, những phần tiếp túc nhiều với dây đàn trên tay bạn sẽ bị chai đi, giúp bạn bấm tốt hơn mà không còn phải quá đau đớn nữa.

Nhận thêm tài liệu học đàn guitar tại VTM

Bài 3 – Kỹ thuật gảy đàn guitar cơ bản

Khi lên dây đàn, ta đã không chú trọng quá vào làm thế nào để gảy đúng kỹ thuật. Nhưng bây giờ ta sẽ bắt đầu khám phá nhiều hơn. Việc học một vài kỹ thuật tay phải đơn giản là rất quan trọng, có thể giúp bạn tạo ra tiếng đàn rất sạch và rất dày.

Đầu tiên, ta sẽ học chơi đàn bằng móng gẩy (pick, flat-pick hay plectrum đều là nó cả) hơn là tỉa từng ngón một. MỎng gẩy được ưa chuộng bởi hầu hết guitarist vì sự chính xác và âm thanh đanh gọn mà nó tạo nên. Pick được làm với nhiều hình dáng và độ dày, nhưng đều có điểm chung là có 1 đầu hơi nhọn để tiếp xúc dây. Giữ pick bằng ngón cái và ngón trỏ tay phải. Pick nên được giữ thẳng, chừa 1 centimet giữ ngón tay và đầu pick. Sau đó, đặt cổ tay phải và bàn tay bao trùm lên dây đàn, đặt pick vào khoảng phỉa trên dây 4. Kéo tay xuống bằng cổ tay (cố gắng giữ cẳng tay cố định và thả lỏng). Gảy dây 4 (buông) bằng đầu nhọn của pick và ngưng trước khi pick chạm vào dây 3.

Hãy tập kỹ thuật gảy xuống như thế trên 1 dây thôi, cho đến khi bạn có thể gảy mà không vấp hay chạm luôn vào dây kề bên. Có gắng gảy mạnh hơn, rồi nhẹ hơn và lắng nghe sự khác biệt về âm lượng và âm thanh phát ra. Tuy nhiên, tránh dùng quá nhiều lực, sẽ làm phát ra tiếng rè và nhiễu khi dây bị chạm vào phím đàn.

Khi chơi, đôi khi bạn sẽ nhận ra là mình đã dần dần vô tình giữ cần đàn bằng tay trái. Hãy tránh làm điều này. Thay vào đó, để thõng tay trái, chỉ dùng cẳng tay phải và đùi để giữ đàn đúng vị trí.

Một khi bạn đã hài lòng với âm thanh mình gảy nên, hãy bước sang hợp âm đầu tiên: hợp âm G (Sol trưởng) cơ bản, bằng cách gảy 3 dây buông 4(D), 3(G) và 2(B). Chỉ bằng 1 động tác gảy xuống, lướt qua cả 2 dây và để rung cả sau khi kết thúc động tác (coi chừng tay phải làm tẹt nốt đấy, tranh xa dây ra nhé). Bắt đầu bằng động tác gảy chậm, sau đó nhanh dần cho đến khi cả 3 nốt nghe như được gảy đồng thời với nhau. Kỹ thuật gảy nhanh những dây gần nhau được gọi là quạt, một trong những kỷ thuật quan trọng nhất của guitar. Ta sẽ còn khám phá nhiều về nó sau này.

Bài 4 – Dây buông và nốt bấm

Như bạn đã biết, động tác quạt là dùng 1 thao tác gẩy móng gẩy để đánh các dây liền nhau. Càng nhiều nốt bạn có thể đánh cùng lúc, hợp âm càng dày và đẹp mắt. Và thật là dễ để mà tạo ra các hợp âm gồm 4, 5, 6 nốt dựa trên việc kết hợp các dây buông và nốt bấm.

Bắt đầu bằng việc phát triển các nốt khác từ 3 dây buông D, G, B bạn đã học ở bài trước nhé. Ta sẽ kết hợp thêm dây 1, là dây E, nhưng sẽ thành G khi ta bấm xuống ngăn thứ 3 trên cần đàn. Cố gắng bấm bằng ngón thứ 3 của tay trái (ngón tay, ko tính ngón trỏ). Có thể là bất tiện đấy nhưng rồi bạn sẽ thấy ngay vì sao ta lại dùng ngón tay đó. Đặt đầu ngón tay lên ngăn đàn, giữa 2 thanh kim loại thứ 2 và thứ 3, ngón cái tì lên mặt sau của cần đàn để củng cố lực. Tránh căng thẳng quá hay bàn tay ôm cần đàn quá chặt. Ngón tay bấm dây xuống mặt cần đàn tạo thành 1 góc vuông và đừng để chạm vào dây kế cận nhé.

Rồi, bây giờ cầm pick lên và gảy nốt G nào. Âm thanh bạn gẩy lên nghe có sạch ko? Hay là nghe rè, tịt? Hay bạn phải cố lắm mà vẫn không giữ được ngón tay cố định trên dây đàn? Nếu gặp vấn đề thì hãy soát lại xem: móng tay có dài quá nên không bấm vuông góc được hay không. Bạn cũng nhận thấy ngay là khi bấm dây, đầu ngón tay khá đau . Nếu đau quá thì nghỉ 1 chút rồi hãy bắt đầu lại nào.

Khi bạn đã thạo nốt G thì thử quạt 1 lần 4 dây bằng pick xem. Kết quả thật hài hòa và thú vị phải không? Nhưng nốt trầm nhất của hợp âm bạn vừa gảy, là nốt D vẫn mang lại một cảm giác chưa thỏa mãn và tròn trịa cho hợp âm G trưởng. Ta có thể khắc phục điều này bằng cách thêm vào hợp âm nốt bass G từ dây 6 (bấm ngăn 3). Ngoài ra còn làm cho hợp âm màu mè phong phú hơn bằng cách thêm vào nốt B, ngăn 2 dây thứ 5. Dùng ngón thứ 2 cho dây 6 và thứ 1 (ngón trỏ) cho dây 5. Bấm theo chiều thẳng đứng để không chạm vào các dây kế cận

Khi gảy cả 6 nốt, bạn có thể cảm thấy rằng nó khó hơn nhiều. Nếu vậy thì tạm bỏ ra nốt G ở dây 1 để củng cố lại các not còn lại, sao cho không còn tiếng rè, tịt nữa.

Bài 5 – Hợp âm trưởng và thứ

Sau khi quạt hợp âm bạn học bài trước, bây giờ hãy cố đánh các not một cách chậm rãi nào, bắt đầu bằng dây 6 và kết thúc ở dây 1. Sau đó gảy xuống riêng rẽ nhưng liên tục 3 dây 6, 3, 1 (vẫn bấm hợp âm G). 3 nốt này đều là nốt Sol (G), hòa vào nhau rất ngọt, mang lại một giải thích khoa học đơn giản về sự hài hòa giống nhau này: Mỗi nốt đó rung động với một tần số (đo bằng số chu kì trong 1 giây hay còn gọi là Hertz) chính xác gấp đôi nốt trước nó. Nốt G trầm trên dây 6 có tần số 98Hz, trong khi nốt G trung trên dây 3 có tần số 196Hz và nốt G cao ở dây 1 là 392Hz. Nếu bạn có dụng cụ lên dây đàn điện tử thì sẽ kiểm chứng được nguyên tắc này.

Những người chơi nhạc gọi nguyên tắc này là octaves (ốc-ta), một từ có nguồn gốc Latin có nghĩa là 8. Và 3 nốt G mà bạn vừa chơi cách nhau 8 “phím trắng” (từ G đến G) trên đàn piano. Tìm thử trong hợp âm G còn octave nào nữa nhé: Dây 5 và dây 2 đều là nốt B.

Octave A

Như chúng ta đã học, việc thêm nốt G ở dây 6 và B ở dây 5 làm cho hợp âm đầy đủ và dày hơn. Tuy nhiên thật ra việc thêm thắt này cũng không làm thay đổi nhưng nguyên tố chính của hợp âm G trưởng: nốt G, B và D (sol si re).

Nhìn hình ta thấy là có 4 phím trắng lẫn đen tạo thành 4 “bước” nằm giữa nốt G(nốt gốc) và B, và 3 cho nốt B và D. Người ta gọi những “bước này” là các nửa cung, và khoảng cách gồm 4 “bước” là 1 “quãng 3 trưởng”. Trong trường hợp này, nốt G gốc và B làm thành 1 quãng ba trưởng. Và vì hợp âm được gọi tên theo nốt gốc nên hợp âm này ta gọi là hợp âm G Mảo (Sol trưởng), hoặc đơn giản là G.

Ngược lại, hợp âm thứ có khoảng cách giữ 2 nốt đầu tiên là một “Quãng ba thứ” gồm 3 “nửa cung”. Quãng 3 thứ tạo ra âm thanh du dương nhẹ nhàng hơn. Hợp âm thứ đơn giản nhất với guitar là hợp âm Mi thứ (E minor – Em) với nhiều dây buông

Nốt bass hay nốt gốc (E) là ở dây buông 6. Và 3 nốt chính (G, B và E) được tạo thành từ 3 dây buông 3, 2, 1. Chúng ta thêm thắt vào với nốt B bấm ở ngăn 2 dây 5 và nốt E ngăn 2 dây 4, bấm bằng ngón 2 và 3. Nhớ bấm theo 1 góc vuông so với cần đàn và đừng để chạm và các dây liền kề. Khi bạn đã bấm tốt, thử đánh xem nào và thưởng thức thành quả mình tạo nên.

Cung và nửa cung

Nửa ung là đơn vị cách âm nhỏ nhất trong âm nhạc phương Tây. 2 phím piano kế nhau (bất kể đen trắng) tạo nên 1 “nửa cung”. Trên cần đàn guitar, 2 ngăn kế nhau cách nhau nửa cung. Và độ cao nốt tăng dần theo việc di chuyển nốt bấm dần về phía thùng đàn.

Một octave gồm 12 lần “nửa cung”, được xác định là một vòng lặp của các nốt được đặt tên theo 7 chữ cái đầu của bản chữ cái (A, B, C, D, E, F, G) kết hợp với thăng (#) và giáng (b). Thăng là tăng lên nửa cung và giáng là giảm xuống nửa cung. Bb cũng có thể là A#, C# cũng có thể là Db…..

Bài 6 – Hòa thanh cơ bản cho G Major và C Major

Hòa thanh gồm 6 dây của G trưởng và E thứ bạn học ở bài trước là 2 trong số những hơp âm được dùng đến nhiều nhất trong guitar, và chúng cũng hay kết hợp cùng một đôi nổi tiếng khác là C trưởng và D trưởng. Sơ đồ cho cách hợp âm chính trong Gam G trưởng như sau:

G 320003 D xx0232 C x32010 Em 022000

(Lưu ý là ký hiệu x nghĩa là không gẩy vào dây đó)

Đầu tiên, bắt đầu với tay trái bấm vào vị trí các hợp âm này, chậm chạp và…đau đớn . Bạn có thể thấy là chuyển từ hợp âm này sang hợp âm khác thật lâu và khó khăn. Cách duy nhất để vượt qua và tạo nên sự nhuần nhuyễn là kiên trì luyện tập đều đặn, cho đến khi nào trở thành bản năng của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể “tăng tốc” quá trình này bằng cách quan sắt sự di chuyển của ngón tay mình khi…không cầm vào cần đàn guitar. Tưởng tượng mình chơi một cây air-guitar ý mà – dù cho có phải đợi đến khi không có ai xung quanh để bắt đầu việc này, thì đó cũng là điều nên làm.

Khi bạn đã quạt G, Em, C, D thành công, bạn có thể nhận ra rằng chuỗi hòa thanh mang như hợp âm này làm nên vô số giai điệu của các bài nhạc pop. Hãy thử chúng bằng những thứ tự khác xem sao (Vg G-D-Em-C-G) và chuỗi này cũng sẽ làm bạn nhớ đến nhiều bài hát khác nữa. Bạn cũng sẽ bắt đầu để ý đến những hợp âm trong chuỗi liên hệ với nhau thế nào. TỪ G sang D hơi giống câu mở đầu và để nó treo lưng lơ trong không trung, qua C và Em càng hướng chuỗi du dương hơn để chuẩn bị trở về G, là hợp âm gốc (nhà) của chuỗi. Ta sẽ học về điều này sau, còn ở đây, bạn chỉ cần hiểu rằng những hợp âm bạn vừa chơi là những hợp âm chủ của gam G trưởng. Và các gam khác cũng mang như hợp âm được cấu thành trên cùng một nguyên tắc.

Để tiếp tục, ta hãy khám phá Gam C trưởng. Bạn đã biết 2 hợp âm của gam này rồi đấy : C(hợp âm gốc) và G; và chúng sẽ cùng kết hợp với Am và F (hợp âm F hơi đánh đố một tí, đòi hỏi bạn phải bấm 2 nốt cùng 1 lúc bằng ngón trỏ).

Vòng hợp âm cho gam C trưởng: C x32010

G  320003 F xx3211 Am x02210

Sau khi chơi được chuỗi này, bạn cũng thử thay đổi vị trí các hợp âm xem sao và lắng nghe sự kết hợp giữa chúng nhé.

Bài 7 – Thêm hai gam trưởng

Mỗi vòng gam trưởng đều có 3 hợp âm trưởng làm nền – Vg Gam G có G, D, C; Gam C

có C, G, F – tạo nên sự hòa thanh khi bạn gẩy lên. Điều này gọi là “quy luật 3 hợp âm”. Như ta đã thấy, chúng tạo nên những giai điệu cơ bản nhưng quan thuộc ở hàng nghìn bài nhạc. Và bạn cũng nhận thấy nhưng hợp âm thứ được xem vào giữa các vòng gam (C trưởng có Am, G trưởng có Em), bạn có thể gọi tên là “Quy luật 3 hợp âm +1” rồi đó. Sau khi học xong bài này, bạn sẽ sử dụng các hợp âm nhuần nhuyễn hơn và có thể bắt đầu dùng chúng trong các bài hát quen thuộc. Tuy là có thể bạn cảm thấy chưa sẵn sàng làm theo lời “dụ ngọt” tập tành một ban nhạc nhưng thực tế là dòng nhạc punk-rock giữa thập niên 70 dùng 50% các hợp âm của họ bằng những anh chàng cơ bản và đơn giản thế này thôi.

Bắt đầu bằng việc học gam D trưởng nào. Hợp âm chính của vòng gam D trưởng

D xx0323 A x02220 G 320003

Bm x2443x

Cũng như C trưởng, D trưởng dùng 2 hợp âm quen thuộc là D và G. 2 hợp âm mới là anh chàng hợp âm đơn giản A (3 ngón tay thẳng hàng) và anh chàng khó khăn hơn là Bm.

Với Bm, lần này thì bạn phải dùng đến ngón út rồi. Tuy rằng bạn chưa từng dùng đến ngón út, nhưng cứ kiên trì luyện tập sẽ làm ngón út mạnh mẽ và chính xác hơn. Còn bây giờ, mới bắt đầu, bạn cũng đừng căng thẳng quá hì hì, nghỉ ngơi cho ngón tay thoải mái giữa lúc tập, ngưng lại khi cảm thấy đau hay bỏng rát nhé.

“Quy luật 3 hợp âm” cho gam A trưởng mang đến hợp âm A, D, và E, và +1 cho F#m. Hợp âm chính cho vòng gam D trưởng

A x02220 E 022100 D xx0323

F#m xx4222

Ở hợp âm F#m, khi bạn phải chặn 3 dây 1, 2, 3 chỉ với ngón trỏ, kỹ thuật gọi là một “barre” nhỏ. (Barre lớn bạn sẽ gặp sau)

Nguồn aeguitar.org


10 views0 comments
bottom of page